Chọn mặt chữ

(Typeface) 

Trong thiết kế, hầu hết thông tin trên sản phẩm đều là chữ. Vì vậy, chọn mặt chữ—typeface—là chọn cách người dùng nhìn nhận và đánh giá thiết kế của bạn. 

Chọn thông tin Trước hết, cần xem mục đích của thông tin là gì, đoạn chữ ngắn dài ra sao và sẽ truyền tải thông điệp gì tới người đọc. Ví dụ khi làm biển giao thông chẳng hạn. Các mặt chữ như DIN của Đức, Highway Gothic của Mỹ, và Giaothong1 của Việt Nam được thiết kế để biển giao thông chứa đủ chữ mà vẫn đủ rõ cho người ta đọc được khi đang lái xe. 

Chọn phương tiện Tiếp đó, bạn định dùng phương tiện gì để hiển thị thông tin? Ví dụ, nếu bạn in ra giấy thì nên chọn mặt chữ tối ưu cho việc in ra giấy thô và việc mực có thể nhoè (Verdana, Caslon, Garamond). Còn để xem trên điện thoại thì cần mặt chữ mà màn hình bé hay người mắt kém cũng đọc được (Roboto, San Francisco). Cửa hàng kem sau cần làm biển quảng cáo đặt ngoài vỉa hè. Mặt chữ nào thì tốt? 

Chọn thẩm mỹ Bước ba mới tới thẩm mỹ thị giác, điều mà nhiều người tưởng rằng quan trọng nhất khi chọn mặt chữ. Đây là lúc bạn tự hỏi đoạn chữ này mang tính hiện đại hay cổ kính? Hai loại mặt chữ bạn yêu thích liệu đặt cạnh nhau thì có choảng nhau? Khi mình ghé vào cửa hàng dưới đây, tiệm rất vắng. Chúng ta nên chọn mặt chữ nào để giúp họ kiếm được nhiều khách hơn nhỉ? 

Chọn túi tiền Khi viết bài này, mình đã nghiên cứu về các huyền thoại thiết kế mặt chữ như là Paul Renner (Futura), Adrian Frutiger (Frutiger, Avenir, Univers) và Ed Benguiat (Benguiat, Tiffany, Caslon). Mình cũng nghe đến những nỗ lực của Lâm Bảo (Darker Grotesque 2) và Thế Mạnh (Classique Saigon 3), những người trẻ đang thiết kế mặt chữ Việt cho người Việt. Bạn biết không, họ chính là những người kế thừa sự nghiệp viết chữ của thầy tu đấy. Lần tới khi bạn thiết kế, đừng quên đầu tư vào mặt chữ. Các mặt chữ sẵn có trên máy tính như là Arial và Times New Roman dễ dùng nhưng kết quả sẽ buồn chán không độc đáo. Và nếu có thể, hãy mua mặt chữ của các hậu duệ thầy tu ở trên nhé, đừng dùng hàng nhái. Những mặt chữ nhái không được người có tâm thuyết mài dũa, co kéo (kerning) tất cả các ký tự cho vừa vặn với nhau. Dễ xảy ra trường hợp Bodoni dởm ở dưới, “Nha Khoa” bị đọc thành “Nhà Kho A”: 

Quà tặng Gần đây trang Google Fonts rất nổi vì cho mọi người sử dụng mặt chữ không lấy tiền. Nhiều người dùng đến nỗi, mấy tác giả trong nhóm đấy hay mặc áo thun khoe “Chúng tôi tặng chữ cho 1 tỷ người dùng” đi lại ở văn phòng Google đến mức viral trên Tiktok. Bạn thử vào nghịch xem: fonts.google.com. 

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *