Tính dễ dùng
(Affordance)
Máy nghe đĩa thiết kế bởi Naoto Fukasawa cho Muji
Máy nghe nhạc Muji
Cỗ máy vuông vắn ở trên là máy nghe nhạc từ hãng văn phòng phẩm Muji (Mujirushi Ryōhin = “hàng tốt không tên”). Đây là một thiết kế tối giản điển hình, dễ dùng điển hình vì nhiều lý do:
- Bật nghe nhạc bằng cách kéo dây (như cái quạt).
- Lắp và thay đĩa rất đơn giản, chỉ lần lắp vào mặt.
- Ảnh bìa album nhạc thay đổi màu sắc của máy.
- Loa phía trước làm cảm giác như là đĩa biết hát.
- Liếc qua là biết máy đang chạy (quay) hay không.
Hình dạng diễn tả đúng cách hoạt động
Bí quyết gia truyền của Apple là gì? Nhiều người bảo là iPhone nó dễ dùng, nó “easy to use”, nó “intuitive”. Nhà nhà, công ty nọ công ty kia đều lập tức bảo nhau sản phẩm phải làm cho nó dễ dùng. Có một lý thuyết căn bản trong cả ngành thiết kế công nghiệp và thiết kế phần mềm là tính affordances. Tức là khi nhìn vào một thứ thì có biết thứ đấy có thể tương tác như thế nào. Giống như cái máy nghe đĩa Muji ở trên vậy, mỗi lần chơi nhạc chẳng phải mò mẫm tìm và hiểu nút bấm gì cả, nhắm mắt giật cũng ra. Nhà bác học nghiên cứu về nhận thức Don Norman từng viết một quyển sách rất nổi tiếng The Design of Everyday Things (Cách thiết kế vật dùng hàng ngày) phát hiện ra một hiện tượng thiết kế xấu mà rất phổ biến gọi là “Cánh cửa Norman”. Hàng ngày ai cũng sờ đến cửa ít nhất hai lần nhưng không phải lúc nào mở phát cũng được ngay. Hình dáng của nắm cửa và các bố trí của nó nói một đằng mà hoạt động một kiểu khác. Như ví dụ sau đây:
Không dễ bị lẫn lộn
Mình rất thích ấm trà ở Việt Nam. Chỉ có một cách nhấc lên và một cách rót, mình chưa bao giờ thấy ai phải chật vật cả, tính dễ dùng cao. Mặc dù có vẻ rất đơn giản nhưng đây là do sự phát triển văn hóa lâu dài mới được thế.
Cái này là cái khỉ gì? Dùng vào việc gì?
Tín hiệu phản hồi tốt
Mình không thích các nút bấm đồ điện tử bây giờ. Không biết cái nào là nút, khi bấm xong không biết được hay chưa, chẳng dễ dùng gì cả. Và chẳng có phản hồi!